Những di sản văn hóa UNESCO có tại Việt Nam

Facebook
Twitter
LinkedIn

Việt Nam tự hào là quốc gia có tới 15 di sản văn hóa UNESCO được Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Điều đó thể hiện dân tộc ta không chỉ có tài nguyên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn có nền văn hóa, lịch sử lâu đời và phong phú. Cùng điểm danh những di sản văn hóa UNESCO có tại Việt Nam nhé!

Những di sản văn hóa UNESCO vật thể

Bao gồm những di sản sau:

1.1 Di tích Cố đô Huế

Quần thể Cố đô Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, trên địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế. Được nhận Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới vào ngày 11/12/1993.

1.2 Phố cổ Hội An

Những con phố cổ kính, sầm uất của phố cổ Hội An từ thế kỷ 17 cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Ngày 4/12/1999, đã được chính thức ghi nhận là Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới.

Nét đẹp cổ kính của Phố người Hoa tại Hội An

1.3 Thánh địa Mỹ Sơn

Với nét đẹp cổ kính và độc đáo, Thánh địa Mỹ Sơn ( Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam) cũng là di sản được thế giới ghi nhận theo quy chuẩn UNESCO vào năm 1999.

1.4 Hoàng thành Thăng Long

Được xây dựng từ thế kỷ VII, gắn liền với triều đại ông cha ta thời Lý, Trần, Lê, Hoàng thành Thăng Long cũng đã được ghi nhận là Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới ngày 31/7/2010.

1.5 Thành Nhà Hồ

Với kiến trúc bằng đá độc đáo và kiên cố và có quy mô vô cùng lớn, gắn liền với một thời đại trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt, nên Thành nhà di sản văn hóa UNESCO thế giới từ ngày 27/6/2011.

Kiến trúc với đá độc đáo của di tích Thành nhà Hồ

Những di sản văn hóa UNESCO phi vật thể

Bao gồm những di sản dưới đây:

2.1 Tín ngưỡng tâm linh tại đền Hùng

Đền Hùng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, bao gồm các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn thờ tâm linh dân gian gắn liền với quần thể nhiều danh lam thắng cảnh liên hệ trực tiếp về một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Nên nó đã được xếp là một di sản văn hóa thế giới phi vật thể năm 2012.

2.2 Hội Gióng

Bắt nguồn từ một sự tích về công lao đánh giặc cứu nước, xây dựng và bảo vệ dân tộc. Mà Hội Gióng tổ chức tại đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã trở thành một lễ hội truyền thống thiêng liêng để nhắc nhớ về công lao dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

Năm 2010, hội Gióng chính thức được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể.

2.3 Nhã nhạc cung đình Huế

Là một thể loại nghệ thuật trình diễn có từ triều đại nhà Nguyễn, được sử dụng trong các dịp lễ, sự kiện trọng đại. Năm 2003 nó đã được ghi nhận là Kiệt tác nghệ thuật phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật trình diễn nhã nhạc tại cung đình Huế

Văn hóa cồng chiêng

Văn hóa Cồng Chiêng của Tây Nguyên là nghệ thuật rất độc đáo, đánh dấu sự xuất hiện của thời kỳ đồ đá của dân tộc. Ngày 15/11/2005, nghệ thuật này đã đón nhận danh hiệu danh dự của UNESCO đánh dấu sự oai hung và lịch sử lâu đời của nó.

Quan họ Dân ca

Nghệ thuật trình diễn Dân ca quan họ của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh cũng đã được nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009.

Ngoài ra, các di sản văn hóa UNESCO khác là: đờn ca tài tử, hát Xoan Phú Thọ, Nghệ thuật Ca Trù, Mộc bản Hán-Nôm triềuNguyễn, Châu bản ngự phê triều Nguyễn, Bia tiến sĩ tại Quốc Tử Giám, Mộc bản Kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Quan họ Dân ca Bắc Ninh

Lời kết

Như vậy bài viết đã điểm danh đầy đủ 15 di sản văn hóa UNESCO, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức đang quan tâm, tìm hiểu. Hãy luôn trân quý và bảo tồn, gìn giữ những di sản được Unesco công nhận này nhé!

 

Phạm Nguyễn Bảo Ngọc

Phạm Nguyễn Bảo Ngọc

Nói đến chủ đề về văn hoá – Phát triển, Di sản, đất nước thì Ngọc Candy là cái tên nổi trội tại website Phuongnam.net.vn. Cô là người am hiểu kiến thức sâu rộng về vấn đề này nên sẽ truyền tải những thông điệp hữu ích. Đồng thời còn chia sẻ nhiều điều thú vị xoay quanh vấn đề này mà nhiều người chưa biết. Vậy cô là ai? Để rõ hơn mời bạn đọc tham khảo xem ngay bài viết tổng hợp dưới đây nhé.

Bài viết liên quan