Daily Archives: 02/07/2023

Những nét văn hóa độc đáo nhất chỉ có tại Việt Nam

Bạn có biết: văn hóa độc đáo nhất của Việt Nam có những gì không? Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến là một quốc gia có nền văn hóa – lịch sử và truyền thống dân tộc lâu đời. Do đó có rất nhiều di sản văn hóa, hình thức văn hóa truyền thống đặc sắc mà không đâu có. Cùng điểm tên những nét văn hóa độc đáo nhất chỉ có tại Việt Nam qua những chia sẻ dưới đây.

Văn hóa luôn ghi lại những dấu ấn của lịch sử hình thành dựng nước và giữ nước, lịch sử phát triển, vận hành của mỗi quốc gia, dân tộc, và Việt Nam cũng vậy.

Văn hóa được nói đến ở đây là một phạm trù khá rộng, ghi nhận sự kết nối, trao truyền giữa nhiều thế hệ. Như: phong tục, tín ngưỡng, tập quán, nghi lễ, tôn giáo, nghệ thuật dân gian,…

Nền văn hóa độc đáo nhất chỉ có tại Việt Nam

Điểm danh một vài đặc trưng về văn hóa độc đáo nhất chỉ có ở Việt Nam:

Văn hoá riêng biệt từng dân tộc

Việt Nam là số ít quốc gia trên thế giới lại có đến 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có nền văn hoá có những nét riêng biệt, độc đáo riêng. Bởi đa dạng dân tộc an hem như thế, nên tạo ra một quần thể văn hóa dân tộc rất đa dạng, phong phú, có rất nhiều tập tục vô cùng lâu đời.

Chẳng hạn như: Văn hóa cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên; Nghệ thuật hát Then của dân tộc Tày – Nùng,…

Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên

Văn hóa độc đáo nhất về phong tục tập quán

Bên cạnh văn hóa đa bản sắc dân tộc, thì sẽ kéo theo những phong tực tập quán lâu đời được gìn giữ, phát huy của từng dân tộc, vùng miền, địa phương riêng biệt.

Chẳng hạn như:

  • Phong tục ăn trầu với cau
  • Ngày Lễ lớn nhất trong năm, có kỳ nghỉ dài nhất, đánh dấu chuyển giao giữa năm cũ, và năm mới, là Tết Nguyên Đán
  • Có nhiều ngày lễ được người dân đặc biệt chú trọng trong văn hóa tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, như: Cúng giao thừa, Lễ thanh minh, rằm tháng Giêng, Trung Thu, Giỗ Tổ Hùng Vương,…
  • Có nhiều Lễ hội lớn, độc đáo trên các tỉnh Thành dọc các miền của Tổ Quốc, như: Lễ hội cầu an tộc Mường; Lễ hội đền Gióng, Đền Hùng; Lễ hội cầu Ngư các tỉnh miền Trung; Lễ hội Bà Chúa Xứ phía Nam; Lễ hội Xíp xí của dân tộc Thái – Kháng, Lễ giết sâu bọ, Lễ ăn cơm mới của dân tộc Xá Phó,…

Nét độc đáo về văn hóa trang phục

Tà áo dài là trang phục dân tộc đại diện cho Việt Nam

Việt Nam ngoài áo dài của người dân tộc Kinh, thì có rất nhiều bộ trang phục đánh dấu nét đặc trưng riêng biệt và đẹp về trang phục, là điểm sáng để bạn bè quốc tế nhớ đến hay ghé thăm. Chẳng hạn như:

  • Áo cóm, khăn piêu của dân tộc Thái
  • Áo tầm vông với xà rông của dân tộc Khmer
  • Váy áo hoa, nhiều họa tiết của dân tộc Mông
  • Váy áo kèm khăn đội kín đầu dân tộc Chăm
  • Áo trắng, váy đen, thắt lưng xanh bản to của dân tộc Thổ
  • Áo quần đa dạng màu sắc dân tộc Hà Nhì

Nét độc đáo về tôn giáo, tín ngưỡng

Nước ta là số ít quốc gia tồn tại đồng thời nhiều tín ngưỡng, tôn giáo những vẫn có sự bình đẳng cho đến hiện nay. Phổ biến nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, … Mỗi tôn giáo cũng có nhiều công trình kiến trúc, thành tựu phát triển được đánh dấu trên bản đồ Việt Nam.

Văn Miếu – công trình kiến trúc nổi tiếng đại diện cho tín ngưỡng dân tộc

Lời kết

Nhờ có bề dày lịch sử với hàng ngàn năm qua nhiều triều đại dựng nước và giữ nước, nên dân tộc Việt Nam ta mới có sự phong phú, đa dạng, đặc sắc, có nhiều nét văn hóa độc đáo nhất như kể trên. Hy vọng những đặc trưng này mãi được gìn giữ, truyền đạt cho các thế hệ sau, góp phần đa dạng hơn cho nền văn minh dân tộc và thế giới.

 

 

Những di sản văn hóa UNESCO có tại Việt Nam

Việt Nam tự hào là quốc gia có tới 15 di sản văn hóa UNESCO được Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên hợp quốc ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại. Điều đó thể hiện dân tộc ta không chỉ có tài nguyên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn có nền văn hóa, lịch sử lâu đời và phong phú. Cùng điểm danh những di sản văn hóa UNESCO có tại Việt Nam nhé!

Những di sản văn hóa UNESCO vật thể

Bao gồm những di sản sau:

1.1 Di tích Cố đô Huế

Quần thể Cố đô Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, trên địa phận tỉnh Thừa Thiên-Huế. Được nhận Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới vào ngày 11/12/1993.

1.2 Phố cổ Hội An

Những con phố cổ kính, sầm uất của phố cổ Hội An từ thế kỷ 17 cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Ngày 4/12/1999, đã được chính thức ghi nhận là Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới.

Nét đẹp cổ kính của Phố người Hoa tại Hội An

1.3 Thánh địa Mỹ Sơn

Với nét đẹp cổ kính và độc đáo, Thánh địa Mỹ Sơn ( Duy Phú, Duy Xuyên, Quảng Nam) cũng là di sản được thế giới ghi nhận theo quy chuẩn UNESCO vào năm 1999.

1.4 Hoàng thành Thăng Long

Được xây dựng từ thế kỷ VII, gắn liền với triều đại ông cha ta thời Lý, Trần, Lê, Hoàng thành Thăng Long cũng đã được ghi nhận là Di sản Văn hóa UNESCO Thế Giới ngày 31/7/2010.

1.5 Thành Nhà Hồ

Với kiến trúc bằng đá độc đáo và kiên cố và có quy mô vô cùng lớn, gắn liền với một thời đại trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt, nên Thành nhà di sản văn hóa UNESCO thế giới từ ngày 27/6/2011.

Kiến trúc với đá độc đáo của di tích Thành nhà Hồ

Những di sản văn hóa UNESCO phi vật thể

Bao gồm những di sản dưới đây:

2.1 Tín ngưỡng tâm linh tại đền Hùng

Đền Hùng thuộc địa phận tỉnh Phú Thọ, bao gồm các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn thờ tâm linh dân gian gắn liền với quần thể nhiều danh lam thắng cảnh liên hệ trực tiếp về một triều đại lớn trong lịch sử Việt Nam. Nên nó đã được xếp là một di sản văn hóa thế giới phi vật thể năm 2012.

2.2 Hội Gióng

Bắt nguồn từ một sự tích về công lao đánh giặc cứu nước, xây dựng và bảo vệ dân tộc. Mà Hội Gióng tổ chức tại đền Phù Đổng (Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã trở thành một lễ hội truyền thống thiêng liêng để nhắc nhớ về công lao dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

Năm 2010, hội Gióng chính thức được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa thế giới phi vật thể.

2.3 Nhã nhạc cung đình Huế

Là một thể loại nghệ thuật trình diễn có từ triều đại nhà Nguyễn, được sử dụng trong các dịp lễ, sự kiện trọng đại. Năm 2003 nó đã được ghi nhận là Kiệt tác nghệ thuật phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật trình diễn nhã nhạc tại cung đình Huế

Văn hóa cồng chiêng

Văn hóa Cồng Chiêng của Tây Nguyên là nghệ thuật rất độc đáo, đánh dấu sự xuất hiện của thời kỳ đồ đá của dân tộc. Ngày 15/11/2005, nghệ thuật này đã đón nhận danh hiệu danh dự của UNESCO đánh dấu sự oai hung và lịch sử lâu đời của nó.

Quan họ Dân ca

Nghệ thuật trình diễn Dân ca quan họ của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh cũng đã được nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào ngày 30/9/2009.

Ngoài ra, các di sản văn hóa UNESCO khác là: đờn ca tài tử, hát Xoan Phú Thọ, Nghệ thuật Ca Trù, Mộc bản Hán-Nôm triềuNguyễn, Châu bản ngự phê triều Nguyễn, Bia tiến sĩ tại Quốc Tử Giám, Mộc bản Kinh Phật tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Quan họ Dân ca Bắc Ninh

Lời kết

Như vậy bài viết đã điểm danh đầy đủ 15 di sản văn hóa UNESCO, hy vọng giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức đang quan tâm, tìm hiểu. Hãy luôn trân quý và bảo tồn, gìn giữ những di sản được Unesco công nhận này nhé!

 

Phân biệt sự khác biệt giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là những hiện vật hoặc hoạt động, tinh thần,… có nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Đặc biệt nó được tuyền giữ nhiều đời, nên rất cần được tôn trọng, gìn giữ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn và phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể qua những thông tin dưới đây để hiểu hơn về giá trị tinh thần này nhé!.

Trước khi đi tìm hiểu kỹ về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và phân biệt chúng, đầu tiên cần hiểu khái niệm về di sản văn hóa.

Di sản văn hóa là gì? Phân loại di sản văn hóa

Di sản văn hóa là những di sản có giá trị lớn về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, tinh thần và vật chất. Quan trọng là có truyền thống lâu đời, tồn tại và lưu truyền từ thế hệ trước đến thế hệ ngày nay và mai sau.

Di sản văn hóa được phân loại thành 2 loại chính là: Di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể.

Di sản văn hóa có giá trị nhiều về lịch sử và được gìn giữ lâu đời

Phân biệt sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

2.1. Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản vật, hiện vật, vật phẩm tồn tại, hiện hữu nhìn thấy được, có thể tiếp cận trực tiếp để chiêm ngưỡng, đánh giá, cảm nhận. Những vật phẩm này cũng có tuổi đời cao, đã tồn tại từ nhiều thế kỷ hay thập kỷ trước, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. Vì vậy chúng luôn được quốc gia, dân tộc, địa phương bảo tồn, gìn giữ.

Các di sản văn hóa vật thể sẽ bao gồm:

  • Những di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh lịch sử lâu đời
  • Những di vật cổ đại, vật phẩm, bảo vật quốc gia

Những di sản văn hóa vật thể nổi tiếng của Việt Nam

2.2. Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là các hoạt động, công tác,… mang nhiều giá trị về tinh thần, sẽ gắn liền với dân tộc, quốc gia đã có tuổi đời nhiều năm về trước, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, bản sắc dân tộc, cộng đồng.

Các di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

  • Tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian.
  • Các nghệ thuật biểu diễn, trình diễn dân gian.
  • Các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống về tín ngưỡng, xã hội.

Lễ Hội Đền Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

  • Làng nghề và ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống đã được gìn giữ, truyền lại lâu đời
  • Tác phẩm văn học lâu đời
  • Tri thức dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ,…

Lý do cần bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

  • Nhằm lưu trữ lại những nét đẹp về truyền thống, văn hóa của ông cha ta
  • Giúp các thế hệ mai sau tiếp tục phát huy để làm phong phú hơn nền văn hóa của quốc gia, dân tộc nói riêng và của thế giới nói chung.
  • Quảng bá với bạn bè quốc tế về những nét đẹp, nét đặc trưng chỉ có quốc gia, dân tộc ta
  • Góp phần quan trọng để phát triển về du lịch nước nhà
  • Thể hiện rõ được sự tôn trọng, biết ơn công đức của những thế hệ trước, đặc biệt là công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Lễ Hội Đền Hùng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

Lời kết

Có thể nói, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam ta là rất phong phú, đa dạng, có nhiều ý nghĩa lớn lao với lịch sử và văn hóa dân tộc cho đến hiện nay. Hãy cùng gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ tương lai nhé!

.