Phân biệt sự khác biệt giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Facebook
Twitter
LinkedIn

Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể là những hiện vật hoặc hoạt động, tinh thần,… có nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Đặc biệt nó được tuyền giữ nhiều đời, nên rất cần được tôn trọng, gìn giữ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn và phân biệt di sản văn hóa vật thể và phi vật thể qua những thông tin dưới đây để hiểu hơn về giá trị tinh thần này nhé!.

Trước khi đi tìm hiểu kỹ về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và phân biệt chúng, đầu tiên cần hiểu khái niệm về di sản văn hóa.

Di sản văn hóa là gì? Phân loại di sản văn hóa

Di sản văn hóa là những di sản có giá trị lớn về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử, tinh thần và vật chất. Quan trọng là có truyền thống lâu đời, tồn tại và lưu truyền từ thế hệ trước đến thế hệ ngày nay và mai sau.

Di sản văn hóa được phân loại thành 2 loại chính là: Di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể.

Di sản văn hóa có giá trị nhiều về lịch sử và được gìn giữ lâu đời

Phân biệt sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

2.1. Di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hóa vật thể là sản vật, hiện vật, vật phẩm tồn tại, hiện hữu nhìn thấy được, có thể tiếp cận trực tiếp để chiêm ngưỡng, đánh giá, cảm nhận. Những vật phẩm này cũng có tuổi đời cao, đã tồn tại từ nhiều thế kỷ hay thập kỷ trước, có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. Vì vậy chúng luôn được quốc gia, dân tộc, địa phương bảo tồn, gìn giữ.

Các di sản văn hóa vật thể sẽ bao gồm:

  • Những di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh lịch sử lâu đời
  • Những di vật cổ đại, vật phẩm, bảo vật quốc gia

Những di sản văn hóa vật thể nổi tiếng của Việt Nam

2.2. Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể là các hoạt động, công tác,… mang nhiều giá trị về tinh thần, sẽ gắn liền với dân tộc, quốc gia đã có tuổi đời nhiều năm về trước, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, khoa học, bản sắc dân tộc, cộng đồng.

Các di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:

  • Tiếng nói, chữ viết, văn học dân gian.
  • Các nghệ thuật biểu diễn, trình diễn dân gian.
  • Các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống về tín ngưỡng, xã hội.

Lễ Hội Đền Gióng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

  • Làng nghề và ngành nghề thủ công, ngành nghề truyền thống đã được gìn giữ, truyền lại lâu đời
  • Tác phẩm văn học lâu đời
  • Tri thức dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ,…

Lý do cần bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

  • Nhằm lưu trữ lại những nét đẹp về truyền thống, văn hóa của ông cha ta
  • Giúp các thế hệ mai sau tiếp tục phát huy để làm phong phú hơn nền văn hóa của quốc gia, dân tộc nói riêng và của thế giới nói chung.
  • Quảng bá với bạn bè quốc tế về những nét đẹp, nét đặc trưng chỉ có quốc gia, dân tộc ta
  • Góp phần quan trọng để phát triển về du lịch nước nhà
  • Thể hiện rõ được sự tôn trọng, biết ơn công đức của những thế hệ trước, đặc biệt là công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.

Lễ Hội Đền Hùng là một di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

Lời kết

Có thể nói, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam ta là rất phong phú, đa dạng, có nhiều ý nghĩa lớn lao với lịch sử và văn hóa dân tộc cho đến hiện nay. Hãy cùng gìn giữ, bảo vệ và lưu truyền cho thế hệ tương lai nhé!

.

 

Phạm Nguyễn Bảo Ngọc

Phạm Nguyễn Bảo Ngọc

Nói đến chủ đề về văn hoá – Phát triển, Di sản, đất nước thì Ngọc Candy là cái tên nổi trội tại website Phuongnam.net.vn. Cô là người am hiểu kiến thức sâu rộng về vấn đề này nên sẽ truyền tải những thông điệp hữu ích. Đồng thời còn chia sẻ nhiều điều thú vị xoay quanh vấn đề này mà nhiều người chưa biết. Vậy cô là ai? Để rõ hơn mời bạn đọc tham khảo xem ngay bài viết tổng hợp dưới đây nhé.

Bài viết liên quan